Bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh zona thần kinh là một bệnh không hiếm gặp, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Để giúp các bạn hiểu hơn về bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị các chuyên gia phong kham da khoa Thanh Duc sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết nhằm cung cấp cho bạn thông tin qua bài viết dưới đây.
Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona trong tiếng anh là Shingles là bệnh lý khi xuất hiện sẽ phát triển theo dây thần kinh những vị trí như thắt lưng, lưng, eo, mặt… Những vị trí mắc bệnh thường xuất hiện 1 bên của cơ thể hoặc ở khu vực dây thần kinh cảm giác đơn độc.
Bệnh do virus varicella-zoster gây ra, đây là loại virus gây bệnh thủy đậu. Với những người trước kia đã từng bị thủy đậu thì bệnh zona càng có khả năng xuất hiện. Bởi sau khi người bệnh bị thủy đậu mặc dù đã điều trị khỏi nhưng virus này vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể chỉ có điều chúng ẩn mình rất sâu bên trong. Chỉ đợi điều kiện thuận lợi để tái hoạt động gây ra bệnh zona thần kinh.
Zona thần kinh đặc trưng bởi những dấu phát ban đỏ, mụn nước lan thành từng dải theo đường dây thần kinh gây cảm giác đau rát cho người bệnh. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây đau rát, phiền toái rất nhiều đồng thời nếu nó xuất hiện tại những vị trí nhạy cảm như mắt, mặt có thể khiến người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm.
Đối với bệnh zona thần kinh không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào là có khả năng miễn nhiễm. Hầu hết những đối tượng từng bị thủy đậu hoặc từng tiêm vaccine đều có khả năng nhiễm virus và xuất hiện bệnh zona thần kinh. Đa số những người bị zona đều tự khỏi bệnh không cần qua điều trị nhưng có nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng do tác nhân bên ngoài khiến bệnh kéo dài và trầm trọng hơn.
Vị trí tấn công của virus zona thần kinh
Thật khó có thể xác định chính xác và cố định vị trí tấn công của virus gây zona thần kinh, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu và thực tế bệnh lý trên nhiều đối tượng bệnh nhân thì zona thần kinh thường trú ngụ tại những vị trí đối lập nhau trên cơ thể, dọc theo các dây thần kinh. Đặc biệt khi hình thành bệnh có thể diễn ra cả 2 bên của cơ thể và lan rộng ra hầu khắp các vị trí lân cận gần đó.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh
Như đã nói ở trên, bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster cùng với loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, virus lây lan rất nhanh và tấn công cơ thể người khiến bề mặt da có các nốt mụn nước ngứa rát - đây là khi người bệnh bị thủy đậu.
Sau đó virus đi sâu vào các tế bào thần kinh, mặc dù bệnh thủy đậu đã được điều trị khỏi nhưng virus này vẫn ẩn nấp trong cơ thể tới vài năm thậm chí chục năm sau mới tái phát lại gây bệnh zona thần kinh. Bất kỳ người nào đã từng bị thủy đậu cũng có nguy cơ mắc zona thần kinh, khi có yếu tố kích hoạt virus sẽ khiến tổn thương xuất hiện dọc theo dây thần kinh trên da, bọng nước đau rát xuất hiện.
Cho đến giờ chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được tác nhân nào khiến virus tái hoạt động nhưng trên thực tế cho thấy những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc bệnh cần kể đến như:
- Căng thẳng.
- Khả năng miễn dịch kém.
- Do lây truyền.
Chính vì những tác nhân này rất dễ hình thành nên bạn cần lưu ý tới tình trạng sức khỏe để nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là các virus ẩn mình lâu bên trong không có cơ hội tái phát triển trở lại.
Quá trình ủ bệnh zona thần kinh
Trước khi hình thành những mụn rộp nước rát đỏ thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và nhạy cảm ở vùng da bị tổn thương trước đó vài ngày. Khi mới xuất hiện vùng da của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ, vùng da xung quanh màu đỏ, sau 3 – 5 ngày sau thì những mụn nước này lan rộng ra theo đường dây thần kinh của tủy sống.
Sau khoảng 10 ngày mụn nước vỡ ra chảy nước rồi sau đó khô đi đóng vảy và thành sẹo. Tùy từng cơ địa mỗi người mà quá trình này có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần hoặc 3 – 4 tuần nhưng hầu như sau đó vẫn người bệnh vẫn sẽ thấy đau ở vùng da bị zona. Mùa hè bệnh zona thần kinh thường phát triển thành dịch vì do độ ẩm cao, nắng nóng việc tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung khiến mầm bệnh dễ lây lan.
Triệu chứng bệnh zona thần kinh
Triệu chứng của bệnh zona thần kinh thường không đặc hiệu nhưng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, bạn chỉ cần chú ý một chút có thể nhận ra bệnh sớm nhất có thể:
Dấu hiệu bệnh zona thần kinh thường thể hiện qua từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi phát bệnh người bệnh cũng có những triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như: sốt nhẹ, người đau nhức, mệt mỏi.
- Giai đoạn 2: Dấu hiệu bệnh zona thần kinh tiếp theo phải kể đến là vị trí trên da bắt đầu xuất hiện vết ửng đỏ, da tấy lên, ngứa rát đôi khi nhức rất khó chịu. Khi các nốt mụn nước xuất hiện nhìn rất giống như bị bỏng đồng thời vùng da này sẽ đau hơn và nhạy cảm hơn vùng da bình thường.
Vùng da ửng đỏ có gờ cao hơn bề mặt da, các mụn nước có thể rải rác hoặc tập trung lại thành từng vệt nhìn như trùm nho. Sau đó khoảng 2 – 4 tuần các mụn nước vỡ và xẹp đi để lại sẹo. Trong thời gian mọc mụn nước da thường nổi hạch sưng tại vùng tương ứng và đâu là triệu chứng bệnh zona thần kinh dễ chẩn đoán nhất.
- Trường hợp bị bội nhiễm người bệnh có thể bị sốt cao, vùng zona mưng mủ và lây lan diện rộng lúc này bệnh nhân nên cẩn thận vì rất có thể sẽ bị nhiễm trùng máu.
Một số vị trí mà bệnh zona thần kinh thường tấn công đó là: ở cổ, ở tay, ở quanh miệng, môi, mắt…. Khi bị zona thần kinh ở mắt cần phải hết sức thận trọng vì vị trí này có thể gây viêm loét giác mạc, để lại sẹo, ảnh hưởng thị giác nếu bạn không điều trị cẩn thận.
Cách chữa trị bệnh zona thần kinh
Mặc dù có nhiều người bị zona thần kinh có khả năng tự khỏi sau vài tuần nhưng các chuyên gia lưu ý bạn không nên chủ quan khi bị zona bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều cách chữa trị zona thần kinh hiệu quả nhưng để điều trị triệt để tránh biến chứng bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám trước tiên. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc thực hiện các mẹo chữa zona mà nhiều người mách vì như vậy rất có thể xảy ra nguy cơ bội nhiễm.
Việc điều trị zona thần kinh hiện nay chủ yếu là các loại thuốc giảm đau nhức, ức chế sự tái phát của virus. Các loại thuốc bao gồm kháng sinh, kháng virus, thuốc chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, chống viêm, làm dịu da… ở dạng thuốc uống, thuốc bôi.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần sử dụng thuốc sớm, hạn chế tổn thương dây thần kinh, giảm đau nhức sớm nhất có thể đồng thời sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Với mỗi dạng tổn thương bác sĩ sẽ kê những loại thuốc đặc trị khác nhau đảm bảo không tổn thương da, hạn chế viêm nhiễm tại chỗ, chống ngứa rát… Vì thế tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa là cách tốt nhất để điều trị bệnh zona thần kinh hiệu quả.
Lời khuyên cho người bị bệnh thần kinh zona
Khi có dấu hiệu bệnh zona thần kinh bạn không nên quá lo lắng chỉ cần tuân thủ đúng những gì bác sĩ kê đơn đồng thời thực hiện đúng những hướng dẫn kiêng kị thì bệnh sẽ nhanh khỏi sớm. Một số lưu ý của các chuyên gia da liễu Thành Đức dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh nặng thêm:
- Không gãi, cào hoặc tác động lực vào vị trí bị zona.
- Không đắp bất kỳ loại thảo dược nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm.
- Không rửa xà phòng trực tiếp lên da.
- Kiêng đồ uống có cồn và gia vị cay nóng nếu bị bệnh.
- Người bệnh vẫn phải tắm rửa đầy đủ, nhưng giữ cho vùng da bị tổn thương khô ráo sạch sẽ.
- Mặc đồ thoáng sạch để tránh động vào vết thương.
Để việc điều trị bệnh zona thần kinh mang lại hiệu quả tốt nhất người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa da liễu để xác định cụ thể tình trạng bệnh và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Mong rằng những thông tin mà các chuyên gia phòng khám Thành Đức về bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của phòng khám Thành Đức để được tư vấn cụ thể qua số điện thoại: 036 2285 888 – 036 2286 888 hoặc tới trực tiếp địa chỉ phòng khám: Số 5 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội để thăm khám sớm nhất.
https://readthedocs.org/projects/phong-kham-phu-khoa-o-ha-noi/