Ngứa nổi mề đay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

February 26, 2019
Cẩm Nang Sức Khỏe

Hỏi:

“Khoảng 1 tháng nay tôi bị ngứa nổi mề đay khá nhiều lần, cứ hết độ vài ngày hoặc 1 tuần lại tái phát ở khắp người, mỗi lần bị thế cực kỳ khổ sở. Tôi muốn hỏi bị ngứa nổi mề đay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị như thế nào cho thật hiệu quả, mong bác sĩ tư vấn giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn!”

(Hoàng Bách – Ba Vì)

Trả lời:

Thân gửi bạn Hoàng Bách!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho các chuyên gia phòng khám đa khoa Thành Đức. Đây không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà đã có rất nhiều người bị trường hợp tương tự như vậy cũng gọi điện tới cho chúng tôi để mong được giải đáp. Để giúp các bạn có được câu trả lời chính xác qua bài viết hôm nay, mời các bạn đón đọc.

Ngứa nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là tình trạng mà lớp da của chúng ta bị phù nề tại chỗ, những vết nổi mẩn trên da có nhiều hình dạng khác nhau, kích thước cũng khác nhau nhưng đều sưng nổi rõ lên bề mặt so với những vị trí da không bị tổn thương và kèm theo ngứa vô cùng khó chịu.

Khi bị ngứa nổi mề đay có thể do nhiễm kí sinh trùng dưới da hoặc bị dị ứng do tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài. Ngứa nổi mề đay có thể xuất hiện vào sáng sớm khi mới ngủ dậy hoặc lúc chiều tối và sau đó biến mất, nhưng chủ yếu sẽ xuất hiện vào chiều tối vì lúc này cơ thể bị giảm đi khả năng chống đỡ với những tác động gây kích ứng.

Mỗi lần xuất hiện tình trạng ngứa nổi mề đay các cơn ngắn thì kéo dài khoảng vài giờ, còn lâu thì cả buổi rất hiếm khi có tình trạng kéo dài quá 1 ngày. Nếu bạn bị mề đay kéo dài vài tuần là trường hợp cấp tính, và trên 6 tuần là mề đay mãn tính.

Như đã nói ở trên tình trạng ngứa nổi mề đay có thể do nhiễm ký sinh trùng nhưng nguyên nhân gây ngứa nổi mề đay còn rất nhiều như do thức ăn, do thời tiết, do thuốc, do hô hấp phải những dị nguyên độc hại… Nếu bị ngứa mề đay nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng nếu thời gian bị bệnh lâu ngày bạn cần phải tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Bởi ngứa nổi mề đay do dị ứng có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng hô hấp khó khăn, tiêu chảy kéo dài do bị phù nề tại đường hô hấp và tiêu hóa.

Quay trở lại với trường hợp của bạn Hoàng Bách có thể bạn đang rơi vào trường hợp ngứa nổi mề đay cấp tính, vì thế bạn cần sớm tới cơ sở y tế để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị. Có thể bạn đang gặp phải ký sinh trùng hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng cần phải được xét nghiệm cẩn thận nhé.

Nguyên nhân bị ngứa nổi mề đay là gì?

Mặc dù đã nhắc tới những tác nhân có thể gây nổi mề đay nhưng thực tế cho đến nay nguyên nhân gây ngứa nổi mề đay ở người vẫn chưa được xác định rõ ràng vì thế việc điều trị tận gốc là điều hết sức khó khăn. Dưới đây phải kể đến một số nguyên nhân dẫn đến bệnh ngứa nổi mề đay thường gặp:

- Ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các đồ ăn lạnh, nhộng, các loại hoa quả, rất dễ gây dị ứng. Ngay cả khi bạn ăn đồ ăn bình thường nhưng nếu cơ thể khó thích ứng cũng rất dễ dẫn đến bị ngứa nổi mề đay.

- Do tác dụng phụ của các loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ngủ, thuốc an thần gây tác dụng phụ là ngứa nổi mề đay.

- Do bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm xoang, bệnh nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp thường ẩn chứa những ổ nhiễm trùng gây ngứa nổi mề đay và những hiện tượng khác.

- Sức đề kháng yếu: Do thể trạng của nhiều người yếu, hệ miễn dịch suy giảm khiến làn da nhạy cảm dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài làm tổn thương.

- Một số yếu tố nguy cơ khác: Một số nguyên nhân dẫn đến ngứa nổi mề đay khác có thể kể đến là do di truyền, các loại phấn hoa, lông vật nuôi, nhiệt độ môi trường, quần áo chứa hóa chất thuốc nhuộm kém chất lượng gây ra.

Triệu chứng ngứa nổi mề đay là gì?

Khi bị ngứa nổi mề đay người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng rất dễ nhận thấy nhưng do đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nên người bệnh chủ quan không khám và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện ngứa nổi mề đay người bệnh nên chú ý để nhận biết sớm như:

- Xuất hiện nốt sẩn phù có kích thước to nhỏ, hình dạng khác nhau xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, nổi gồ cao hơn so với bề mặt da có màu hồng hoặc đỏ. Nhưng chỉ xuất hiện vài tiếng là sẽ biến mất rất nhanh không để lại dấu vết gì.

- Phù mạch: Vùng có lớp da mỏng, cấu trúc lỏng lẻo như mi mắt, môi, cơ quan sinh dục xuất hiện các dạng phù sần sưng to một vùng.

- Ngoài ra một số trường hợp nặng còn có biểu hiện khó thở, buồn nôn, đi ngoài liên tục, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch do nốt sần phù xuất hiện tại đường hô hấp, đường tiêu hóa, người bệnh bị sốc phản vệ nên gây ra tình trạng phản ứng mạnh.

Ngứa nổi mề đay là tình trạng khi xuất hiện diễn biến phức tạp, có thể đơn giản trong vài giờ nhưng cũng có thể diễn ra thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau vì thế người bệnh không nên chờ để bệnh tự khỏi. Nếu thấy dấu hiệu bệnh phức tạp, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cần phải tới cơ sở y tế ngay.

Cách chữa ngứa nổi mề đay hiệu quả

Để điều trị ngứa nổi mề đay hiệu quả cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh và nắm rõ tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. Ngứa nổi mề đay diễn ra theo 2 giai đoạn:

- Cấp tính: Tình trạng người bệnh có thể khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày thường là người trẻ tuổi do bị dị ứng thức ăn hoặc một số sản phẩm như phấn hoa, lông thú, hóa chất. Có thể điều trị ngứa nổi mề đay ở giai đoạn này bằng thuốc bôi tại chỗ hoặc tắm nước lá dân gian.

- Mãn tính: Là thể khó điều trị dứt điểm vì chúng dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Những trường hợp này khó có thể xác định nguyên nhân vì thế việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Việc điều trị ngứa nổi mề đay dứt điểm cần phải phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh và thời gian người bệnh bị bệnh. Quan trọng là cần người bệnh phải tuân theo đúng chỉ dẫn và điều trị kiên trì. Khi thăm khám tại cơ sở y tế người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các biện pháp như:

- Tây y:

Trường hợp nhẹ thường là dùng thuốc kháng histamin, trường hợp nặng có thê kết hợp điều trị kháng histamin với corticoid. Các loại thuốc này có  thể là uống, tiêm hoặc bôi trực tiếp lên da. Mục đích của việc điều trị là làm mất triệu chứng ngứa đồng thời giản sưng phù, vô hiệu hóa các nốt phù sẩn.

- Đông y:

Nếu người bệnh bị mãn tính có thể thực hiện biện pháp y học cổ truyền để điều trị. Đông y dựa trên nguyên tắc trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt, điều trị thải độc, khí huyết lưu thông, tăng cường thể lực để bệnh khỏi và không có cơ hội tái phát.

Lưu ý: Khi người bệnh chưa rõ lý do vì sao mình bị nổi mề đay bạn cần phải đi khám chuyên khoa bởi đây là bệnh lý liên quan tới cơ địa và bệnh lý bên trong. Chỉ khi được xét nghiệm, kiểm tra cẩn thận người bệnh mới được điều trị theo hướng thích hợp nhất.

Một số lưu ý cho người bị ngứa nổi mề đay

Đối với bệnh nhân thường xuyên xuất hiện ngứa nổi mề đay có thể do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì thế cách tốt nhất hãy tránh xa những dị nguyên có khả năng gây dị ứng. Cụ thể:

- Hạn chế các đồ ăn dễ gây kích ứng, dị ứng, đồng thời khẩu phần ăn nên giảm đường, giảm chất béo, đồ ăn cay nóng và muối. Ngoài ra cũng hạn chế không nên sử dụng các đồ uống và chất kích thích có hại.

- Vệ sinh cá nhân luôn phải giữ gìn sạch sẽ, môi trường sống xung quanh cũng sạch sẽ không nên để vi khuẩn có điều kiện phát triển dễ tác động tới cơ thể.

Mong rằng với những thông tin về tình trạng ngứa nổi mề đay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mà chúng tôi vừa đưa ra sẽ giúp bạn Hoàng Bách có thêm kiến thức để hiểu rõ bệnh hơn. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể gọi điện tới cho chúng tôi theo số điện thoại quen thuộc: 036 2285 888 – 036 2286 888. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!


Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form